Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh lý mạn tính với tình trạng tăng lượng đường (glucose) trong máu gây ra bởi sự giảm nồng độ hormon insulin. Bệnh thường biểu hiện các triệu chứng đặc trưng như uống nhiều, khát nhiều, tiểu nhiều và ăn nhiều. Bệnh tiểu đường gây biến chứng trên nhiều cơ quan, trong đó có biến chứng lên mắt gây hậu quả nặng nề.
Bệnh tiểu đường gây ra những biến chứng gì lên mắt?
Biến chứng trên mắt của bệnh tiểu đường thường xuất hiện ở giai đoạn muộn, đôi khi có thể xuất hiện sớm hơn ở những người không kiểm soát được nồng độ đường trong máu. Dưới đây là một số biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường lên mắt:
Mờ mắt, nhức mỏi mắt
Sự tăng cao và không ổn định của nồng độ đường trong máu gây biến đổi áp lực thẩm thấu máu. Điều này ảnh hưởng đến dòng máu cung cấp dinh dưỡng cho mắt và các cơ quan liên quan. Mắt của những người bị bệnh tiểu đường phải liên tục thích nghi. Dẫn đến tình trạng mỏi mắt và khả năng nhìn mờ.
Bệnh võng mạc đái tháo đường
Biến chứng võng mạc đái tháo đường thường xuất hiện sau khoảng 5 năm kể từ khi bị bệnh. Có thể được chia thành 2 loại:
‒ Võng mạc không tăng sinh: Đây là tổn thương võng mạc ở giai đoạn đầu với những đặc điểm. Như vi phình mạch và xuất huyết dạng chấm.
‒ Võng mạc tăng sinh: Sự tăng sinh mạch máu và sự xơ hóa tại võng mạc gây tắc nghẽn các mạch máu nhỏ. Dẫn đến thiếu máu và oxy nuôi dưỡng võng mạc. Điều này dẫn đến sự phát triển các mạch máu mới (tân mạch). Tăng nguy cơ xuất huyết dịch kính, gây mất thị lực vĩnh viễn.
Phù hoàng điểm
Hoàng điểm đóng vai trò quan trọng đối với thị lực của mỗi người. Người bệnh tiểu đường có thể gặp phải phù hoàng điểm. Do vỡ các mạch máu nhỏ gây xuất huyết võng mạc và phù nề các sợi thần kinh ở trung tâm võng mạc. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, có thể xảy ra tình trạng xuất huyết nặng nề. Dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.
Đục thuỷ tinh thể
Sự tăng cao nồng độ đường trong máu dẫn đến sự tăng lượng sorbitol trong máu. Sự tăng cao của sorbitol gây biến đổi tính thấm của thủy tinh thể và xơ hóa. Dẫn đến sự đục thủy tinh thể. Có hai dạng chính của bệnh:
‒ Dạng dưới vỏ: Thường phát triển nhanh ở cả hai mắt. Khi kiểm tra có thể thấy hình ảnh bông tuyết dưới vỏ thủy tinh thể.
‒ Dạng lão hóa: Thường gặp ở bệnh nhân cao tuổi với tổn thương đục nhân thủy tinh thể.
Tăng nhãn áp
Tăng áp lực hay glaucoma là hiện tượng tăng áp lực trong buồng dịch kính. Bệnh tiểu đường thường gây ra glaucoma góc mở do sự tăng sinh mạch máu. Người bệnh có biểu hiện đau đầu, mỏi mắt và nhìn mờ đột ngột.
Thoái hoá điểm vàng
Người bị tiểu đường không kiểm soát tốt mức đường trong máu. Không thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ thường gặp khó khăn trong việc theo dõi các biến chứng của bệnh. Khi tình trạng tăng sinh mạch dẫn đến xuất huyết ở võng mạc trở nên nghiêm trọng. Các sợi thần kinh không được cung cấp đủ dưỡng chất sẽ bị sưng phù và dần mất chức năng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ mắc chứng giảm thị lực và mù lòa.
Bệnh thần kinh thị giác
Thần kinh thị giác (dây thần kinh số 2) bao gồm các sợi thần kinh truyền tín hiệu từ võng mạc về trung tâm vỏ não. Biến chứng thần kinh thị giác là một tình trạng hiếm gặp. Thường xuất hiện ở nhóm bệnh nhân mắc tiểu đường loại I. Nguyên nhân của bệnh là do tình trạng tăng sinh mạch và xuất huyết. Gây thiếu máu cho các sợi thần kinh ở vùng võng mạc.
→ Các biến chứng trên mắt do tiểu đường có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Thậm chí gây mất thị lực vĩnh viễn. Hãy chia sẻ thông tin này với mọi người xung quanh bạn!
THÔNG TIN LIÊN HỆ NHÀ THUỐC THIÊN TRÂN
• Địa chỉ: 14 Nguyễn Văn Tố, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh
• Hotline / Zalo: 0938.065.395
• Email: nhathuocthientran.thuocdactri@gmail.com
• Website: nhathuocthientran.com